Hôm nay CNS Hùng Vương sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như: Ổ cứng SSD là gì? So sánh ổ cứng SSD và HDD
Hiện nay, khi nhu cầu sử dụng máy tính càng cao và những người sử dụng máy tính cũng đã rất quen thuộc với các cụm từ như ổ cứng SSD hay HDD. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được ổ cứng SSD là gì, chức năng và phân biệt được sự khác nhau giữa hai loại ổ cứng SSD và HDD. Hãy cùng CNS Hùng Vương tìm hiểu về ổ cứng SSD là gì và so sánh sự khác nhau giữa ổ cứng SSD và HDD.
Ổ cứng SSD là gì?
SSD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive” là ổ đĩa thể rắn. Ổ cứng SSD thực hiện các công việc cùng chức năng như HDD, nhưng thay vì được phủ 1 lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện. Còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), ví dụ trong ổ đó bạn có 1000 bài nhạc MP3, khi muốn mở một bài nhạc nào đó, đầu từ của ổ sẽ quét lên các phiến đĩa để tìm file MP3 đó, việc này mất một khoảng thời gian (gọi là seek time), nhưng vì seek time này vô cùng nhỏ, chỉ vài giây, nên hầu như chúng ta không nhận thấy sự chậm trễ này. Tuy nhiên, vì cơ chế đó mà với HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian lựa chọn 1 chiếc túi trong cửa hàng), và cũng vì giới hạn trong công nghệ sản xuất mà HDD ngày nay chỉ tăng về dung lượng là chủ yếu chứ tiến rất chậm về tốc độ.
Cách kiểm tra ổ cứng SSD hay HDD?
Đối với SSD thì việc di chuyển các file có dung lượng lớn và nhỏ đều rất nhanh như file iso, exp.. các file dung lượng nhỏ như doc, excel, dll…
Ổ cứng được sử dụng nhiều nhất rộng rãi nhất trên các máy chủ hiện nay là ổ cứng HDD với giá thành hợp lý không quá cao mà dung lượng lưu trữ rất lớn. Dạng ổ đĩa cứng HDD này, sử dụng đĩa từ để lưu trữ dữ liệu, máy sẽ truy cập dữ liệu bằng cách dùng đầu đọc chạy trên mặt đĩa xoay quanh trục.
Thế hệ ổ cứng tiên tiến mới là ổ cứng SSD khác biệt hoàn toàn về thiết kế cũng như cách thức hoạt động so với HDD. Do ở trạng thái rắn vậy nên SSD hoạt động rất mượt và êm, chống sốc tối đa và ổn định, những ưu điểm mà trên HDD không có.
Ưu nhược điểm của SSD và HDD là gì?
Như đã biết công dụng của cả hai loại này đều dùng để lưu trữ dữ liệu. Nhưng mỗi loại ổ cứng sẽ mang cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Giá: SSD giá thành đắt hơn rất nhiều so với HDD. VD: 1 ổ đĩa HDD với dung lượng 1TB bạn chỉ mất khoảng 1tr VNĐ nhưng với ổ cứng SSD 1TB sẽ là 10tr VNĐ, gấp 10 lần.
Hiệu suất và sự thông dụng: SSD ổn định hơn so với HDD rất nhiều. Bên cạnh đó là SSD có khả năng chống sốc cực tốt so với HDD. Tuy nhiên, HDD vẫn được sử dụng thông dụng hơn vì giá rẻ và dung lượng lớn.
Tốc độ: là ưu điểm tuyệt đối của SSD khi so sanh với HDD. SSD chỉ mất vài giây để có thể khởi động máy tính thì HDD mất đến 1 phút hoặc nhiều hơn, tốc độ này cũng đúng trong các chương trình trên máy, chơi game hay sử dụng đồ họa.
Độ bền: Độ bền của SSD hơn hẳn so với HDD do cấu tạo vật lý của SSD là cố định. Còn HDD sẽ phải hoạt động liên tục trục quay và đĩa từ.
Tiếng ồn: HDD sẽ khá rung và có tiếng ồn khi lưu/xuất dữ liệu, ổ HDD thế hệ mới sẽ giảm được một phần về tiếng ồn. Trong khi đó, ổ cứng SSD hoạt động cực kì mượt và yên lặng.
Sự phân mảnh dữ liệu: do cấu trúc là mặt đĩa hình tròn, vì thế dữ liệu lớn và tập trung sẽ dễ lưu và truy cập hơn trên HDD, nếu dữ liệu nhỏ lẻ sẽ dễ bị phân mảnh và mất thời gian hơn (ổ đĩa quay), điều này không xuất hiện trên SSD do cấu trúc các chip nhớ rời và dữ liệu được phân vùng trên đó.
Hình thức: SSD được đánh giá cao về hình thức cũng như sự linh hoạt trong thiết kế hơn nhiều so với HDD (bắt buộc là đĩa từ và phải có một trục xoay).
Nên sử dụng ổ cứng SSD ở trường hợp nào?
Ổ cứng SSD thích hợp với tất cả mọi đối tượng sử dụng, đặc biệt là những đối tượng sử dụng dịch vụ yêu cầu sự đọc ghi (in/ out) lớn của ổ cứng.
Do sự chênh lệch về chi phí khá lớn cũng như giới hạn về dung lượng lưu trữ của SSD khá khiêm tốn (SSD có 2 dung lượng phổ biến hiện nay thường sử dụng cho server là 120GB và 240GB). Phong Vũ khuyến nghị những trường hợp khách hàng nên sử dụng SSD để lưu trữ dữ liệu như khách hàng dùng để lưu trữ và truy xuất cơ sở dữ liệu (database), khách hàng lưu trữ các dịch vụ file dung lượng vừa phải và yêu cầu truy cập thường xuyên…
CNS Hùng Vương hi vọng với các thông tin ở trên bạn đã có được sự hiểu biết cơ bản về ổ cứng SSD để sử dụng cho đúng và hợp lý.