Dư luận đang đồn đoán về khả năng “soán ngôi” của camera IP trong ngành công nghiệp CCTV. Thời suy vong cho đế chế camera analog đang đến gần. Câu chuyện này thực hư ra sao? Giải pháp camera nào sẽ đảm bảo cho tương lai? Dưới đây là những thông tin bạn nên cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn camera IP hoặc camera analog:
Camera IP là gì?
Là loại camera có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong máy, sau đó truyền tải hình ảnh tín hiệu số qua một kết nối Ethernet về máy tính hoặc một thiết bị lưu trữ tín hiệu số.
Camera IP có thể sử dụng cả hai loại cảm biến CMOS hoặc CCD, và cũng có nhiều kiểu tương tự các dòng camera truyền thống như: Pan/Tilt/Zoom, mái vòm, đầu đạn, hộp, hồng ngoại và không dây.
Camera IP thường được tích hợp sẵn một giao diện web để có thể truy cập và điều khiển dựa trên một địa chỉ IP xác định thông qua mạng WAN, LAN hoặc Internet. Bằng cách sử dụng trình duyệt web tiêu chuẩn, khách hàng hoặc người sử dụng có thể xem hình ảnh của camera IP từ bất cứ nơi đâu.
Camera Analog là gì?
Là một camera với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý. Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh, nó cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại analog và truyền tải về một thiết bị analog, chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ. Không giống như camera IP, camera analog không được tích hợp giao diện web để truy cập và điều khiển mà chức năng này được thực hiện bởi bộ ghi hình (video recording), hoặc thiết bị điều khiển (control equipment).
Sự khác nhau giữa 2 loại camera
Điểm khác nhau chủ yếu giữa camera analog và camera IP chính là ở phương pháp tín hiệu hình ảnh được truyền tải và nơi hình ảnh được nén hoặc được mã hóa.
Giữa camera IP và camera analog, nên chọn loại nào?
1. Chất lượng hình ảnh
Camera IP: Camera IP bị giới hạn bởi tài nguyên mạng. Người dùng phải chọn lựa giữa tốc độ khung hình và chất lượng hình ảnh, tăng cái này thì giảm cái kia. Do hình ảnh được nén trước khi truyền về trung tâm nên sẽ có độ trễ, bạn không thể xem được chất lượng hình ảnh cao nhất và hình ảnh không đảm bảo tính thời gian thực. |
Camera analog: DVR được trang bị các phần cứng và phần mềm để nén tín hiệu analog, do đó chất lượng hình ảnh và tốc độ khung hình dễ dàng được nâng cao. |
2. Hệ thống cáp
Camera IP: Tuy nhiên cần chú ý, tùy theo loại camera IP, có thể sử dụng các nguồn 12.9 wat, 25 wat hoặc trên 70 wat mới có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu. |
Camera analog: Hiện nay, các nhà tích hợp hệ thống có thể sử dụng “các bộ biến đổi balun” để truyền tải hình ảnh, điện và dữ liệu analog trên một hạ tầng dây mạng vượt xa giới hạn của tiêu chuẩn TIA/EIA. Sử dụng các bộ biến đổi balun, hình ảnh analog có thể được truyền đi hơn 1 km trên hệ thống cáp tiêu chuẩn Cat. 5e. |
3. Truyền tải hình ảnh
Camera IP: |
Camera analog: |
4. Bảo mật
Camera IP: |
Camera analog: |
5. Bảo trì
Camera IP: |
Camera analog: |
6. Lắp đặt
Camera IP: |
Camera analog: |
7. Độ tương thích
Camera IP: |
Camera analog: Tuy nhiên, có một lưu ý là nhiều DVR ngày nay được thiết kế hybrid (lai), tức trong một hệ thống tích hợp cả 2 loại camera analog và camera IP trên một giao diện phần mềm. |
8. Khả năng mở rộng
Camera IP: |
Camera analog: |
9. Giá cả
Camera IP: Việc lắp đặt hệ thống cho camera IP có thể trở nên rất tốn kém bởi nó đòi hỏi phải có các switch và các thiết bị ngoại vi. |
Camera analog: |
Từ các so sánh, có thể thấy các giải pháp camera quan sát dựa trên IP tốn kém hơn nhiều so với các hệ thống camera analog chất lượng tương đương. Cài đặt camera IP cũng phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều yêu cầu quản lý bổ sung khi cần mở rộng. Tuy nhiên, khi xem xét về tổng thể, việc đầu tư cho giải pháp camera IP vẫn hiệu quả hơn vì có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí trong việc thiết kế, vận hành, bảo trì bảo dưỡng trong suốt nhiều năm sau đó.
Hơn nữa, với những tiện ích phong phú và những ưu điểm về mặt kỹ thuật, giải pháp sử dụng camera IP còn là một lựa chọn đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ, đảm bảo không bị lạc hậu và có khả năng sử dụng được nhiều tiện ích hơn trong tương lai.
Tóm lại, camera IP là một công nghệ mới và đang ngày càng được hoàn thiện. Trong thời gian đầu, chất lượng của giải pháp sử dụng camera IP chưa thể đạt được như các giải pháp sử dụng camera analog. Nhưng với tốc độ phát triển nhanh của công nghệ cũng như yêu cầu ngày càng cao của người sử dụng, khoảng cách giữa giải pháp sử dụng công nghệ analog và công nghệ IP đã dần được xóa bỏ. Những giải pháp sử dụng camera IP đang từng bước vượt lên bằng những ưu điểm vượt trội của mình.
Nói 1 cách dễ hiểu:
- Camera Analog có ưu điểm là rẻ, dễ lắp đặt nhưng nhược điểm là hình ảnh không đẹp do không được xử lý ngay từ phía thu hình, hệ thống nhanh xuống cấp và lạc lậu, không tận dụng được hệ thống mạng internet sẵn có, dây cáp và đầu nối hay “hỏng vặt”, nhược điểm cực lớn của camera Analog là tất cả các camera đều phải đi dây về đầu thu nên với hệ thống có nhiều camera thì bó dây đi về đầu thu là cực lớn gây mất thẩm mỹ..
- Camera IP có ưu điểm hàng đầu là hình ảnh đẹp và chân thực, có thể tăng khung hình với những hình ảnh quan sát vật chuyển động nhanh, có khả năng tận dụng được hệ thống mạng sẵn có để giảm thiểu chi phí, có khả năng mở rộng mạng lưới rộng lớn thông qua kênh cáp nội bộ tới 20km hoặc thông qua luôn hạ tầng Internet, có khả năng kéo nhiều điểm khác nhau về 1 điểm để quản lý tập trung, dễ bảo trì, xác định vị trí lỗi và sửa chữa, việc lắp đặt ít dây dợ nên đảm bảo thẩm mỹ. Nhược điểm lớn nhất của camera IP là giá thành cao hơn 30% so với hệ thống Analog cùng độ phân giải và đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt chuyên sâu.
Vì vậy chúng tôi đưa ra một lời khuyên chủ quan là nếu bạn là hộ gia đình lắp đặt một vài camera giám sát, hệ thống mạng có sẵn chưa thực sự mở rộng khắp nhà thì nên sử dụng camera Analog cho tiết kiệm. Nhưng nếu ngôi nhà bạn là nhà vườn rộng lớn hay là công ty, doanh nghiệp, xưởng sản xuất, hạ tầng mạng nội bộ đã được triển khai rộng lớn thì bạn nên sử dụng hệ thống camera IP để tận hưởng các ưu điểm tuyệt vời của nó.
Chúc quý khách lựa chọn được hệ thống camera IP ưng ý!